Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là những vị trí có niêm mạc da mỏng. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây lở loét trên môi và khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểm sùi mào gà ở môi – Nhận biết và cách phòng ngừa qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về Sùi mào gà ở môi

Sùi mào gà ở môi là bệnh do virus u nhú ở người HPV gây ra. Hiện nay, sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm hàng đầu và bệnh được cảnh báo là chỉ đứng sau HIV. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Đặc biệt là những người đã quan hệ tình dục, hay nói cách khác là người đang ở trong độ tuổi sinh sản.

Đa số trường hợp bị sùi mào gà ở môi thường nhầm tưởng rằng bản thân chỉ bị dị ứng ngoài da hoặc bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, những nốt mụn sùi mào gà bắt đầu phát triển thành từng cụm, từng chùm với nhau giống như súp lơ hoặc hoa mào gà thì người bệnh mới biết mình mắc bệnh tình dục. Thời gian ủ bệnh này tương đối dài, từ 2 – 9 tháng thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện rõ nét và có thể nhận biết bằng mắt thường.

Tìm hiểu về Sùi mào gà ở môi

Tìm hiểu về Sùi mào gà ở môi

Nguyên nhân sùi mào gà ở môi

Bệnh sùi mào gà ở môi có thể là do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể kế đến như:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Đây là nguyên nhân chính gây lây nhiễm sùi mào gà ở miệng. Do nhiều người cho rằng, việc quan hệ bằng miệng sẽ dễ dàng đạt khoái cảm hơn.
  • Tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh sùi mào gà, đặc biệt là khi bạn có những vết thường hở ở khoang miệng.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: Bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, dao cạo râu,… Làm bệnh phát tán sang người khác, nhất là với những người có sức khỏe đề kháng yếu.
  • Trẻ sinh ra từ âm đạo của người mắc bệnh sùi mào gà, bé có thể sẽ mắc bệnh bẩm sinh ở những vùng như mắt, họng, môi…
Quan hệ tình dục bằng miệng lây nhiễm sùi mào gà

Quan hệ tình dục bằng miệng lây nhiễm sùi mào gà

Triệu chứng của sùi mào gà ở môi

Sau 2 – 9 tháng ủ bệnh thì người bệnh sẽ có các triệu chứng xuất hiện như:

  • Xuất hiện các mảng đỏ hoặc trắng ở khoang miệng và viền môi.
  • Miệng, môi, họng bỗng dưng nổi các mụn nhỏ li ti không đau, không ngứa với bờ trơn nhẵn màu hồng, sờ vào thấy chúng mềm.
  • Sau một thời gian thì những mụn này sẽ phát triển tụ là với nhau thành mảng lớn, có bề mặt giống như hoa cà hoặc hoa mào gà.
  • Những nốt mụn sùi mào gà có thể dễ bị vỡ do tác động bên ngoài, khi ăn uống hoặc vô tình ma sát nhẹ cũng có thể làm cho chúng tiết mủ, chảy máu và dễ lây lan.
  • Vùng da môi bị tổn thương thường bị sưng đỏ, dễ bị viêm loét gây cảm giác đau đớn khó chịu.
  • Chỉ cần virus HPV ở vùng da mắc bệnh có tiếp xúc với những vùng da khác thì có thể bị lây nhiễm bệnh và bị sùi mào gà ở lưỡi, mắt,…
Triệu chứng của sùi mào gà ở môi - Mọc mụn nhỏ li ti ở môi

Mọc mụn nhỏ li ti ở môi

Sùi mào gà ở môi có nguy hiểm đến tính mạng không?

Không. Sùi mào gà ở môi không gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách thì bệnh có thể lan rộng. Sau đó tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng như: Ung thư vòm họng, ung thư trực tràng, ung thư cổ. Nhất là với những đối tượng bị nhiễm virus HPV 16, 18.

Phòng ngừa Sùi mào gà ở môi

Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh sùi mào gà, bạn có thể áp dụng những biện pháp như:

  • Tiêm vắc xin ngăn ngừa virus HPV ở cả nam và nữ giới, giúp giảm nguy cơ lây bệnh sùi mào gà do nhiễm virus.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ tại địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản để bảo vệ sức khỏe tổng thể. Đặc biệt là trong quá trình phát hiện sớm nguy cơ, phòng ngừa và điều trị bệnh ở trong giai đoạn sớm.
  • Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Đây là biện pháp ngăn chặn bệnh lây nhiễm đường tình dục nói chung và sùi mào gà nói riêng.
  • Không quan hệ bằng miệng hoặc những cách không an toàn khác.
  • Để giảm nguy cơ mắc bệnh thấp nhất thì nên chung thủy với một bạn tình và không quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu với người khác.
Tiêm vắc xin HPV phòng ngừa sùi mào gà ở môi

Tiêm vắc xin HPV phòng ngừa sùi mào gà

Như vậy, qua nội dung bài viết sùi mào gà ở môi – Nhận biết và cách phòng ngừa. Hy vọng bạn đã nắm được thông tin hữu ích của bệnh lý này và có biện pháp bảo vệ bản thân phù hợp. Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage để được giải đáp nhanh chóng.