Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết có vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động trao đổi chất của cơ thể con người. Khi những tuyến này gặp vấn đề thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết, mời bạn tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây!
Mục lục
Tìm hiểu tuyến nội tiết
Để phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tuyến nội tiết. Hệ thống nội tiết bao gồm mạng lưới những tuyến có nhiệm vụ tiết ra hormone để tạo mối liên kết giữa tế bào với nhau. Những tuyến nội tiết đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi tế bào và cơ quan trong cơ thể.
Các hormone do tuyến nội tiết tạo ra có chức năng kiểm soát tâm trạng, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển và trao đổi chất giữa những cơ quan cũng như về chức năng sinh sản. Chúng là những bộ máy điều chỉnh việc giải phóng và vận chuyển hormone vào máu, từ đó những hormone này sẽ theo hệ tuần hoàn máu đến từng tế bào trên khắp cơ thể.
Chức năng của tuyến nội tiết
Chức năng của những tuyến nội tiết hoàn toàn khác nhau. Ngay cả một trục trặc nhỏ nhất của một hoặc nhiều tuyến nội tiết. Điều này cũng có thể gây mất cân bằng của các hormone trong cơ thể và dẫn đến rối loạn nội tiết hoặc gây bệnh nội tiết.
Rối loạn nội tiết được nhóm thành hai loại: Bệnh nội tiết khi một tuyến sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone nội tiết. Được gọi là mất cân bằng nội tiết tố hoặc bệnh nội tiết. Là do sự phát triển của những tổn thương (như nốt hoặc khối u) trong hệ thống nội tiết, có thể hoặc không gây ảnh hưởng đến nồng độ hormone.
Các loại tuyến nội tiết
Mỗi tuyến của hệ thống nội tiết sẽ tiết ra những hormone cụ thể đi vào máu. Những hormone này đi qua máu đến những tế bào khác. Giúp kiểm soát, phối hợp nhiều quá trình trong cơ thể.
- Tuyến thượng thận là hai tuyến ở trên thận và giải phóng hormone cortisol.
- Vùng dưới đồi là một phần của não giữa dưới, cho biết tuyến yên lúc nào sẽ giải phóng hormone.
- Buồng trứng là cơ quan sinh sản của nữ giới, giải phóng trứng và sản xuất ra hormone sinh dục
- Các tế bào đảo là các tế bào bên trong tuyến tụy kiểm soát sự giải phóng của hormone insulin.
- Tuyến cận giáp là bốn tuyến nhỏ ở cổ, có vai trò trong quá trình phát triển của xương.
- Tuyến tùng ở gần trung tâm của não và được liên kết với các kiểu ngủ.
- Tuyến yên được tìm thấy ở đáy não sau xoang. Thường được gọi là “tuyến chủ” vì nó gây ảnh hưởng tới nhiều tuyến khác, đặc biệt là tuyến giáp. Những vấn đề với tuyến yên có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ và giải phóng sữa mẹ.
- Tinh hoàn là tuyến sản xuất ra tinh trùng và hormone giới tính.
- Tuyến ức là tuyến ở ngực trên, có tác dụng làm phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Tuyến giáp là một tuyến hình bướm ở trước cổ, có tác dụng kiểm soát sự trao đổi chất.
Tuyến ngoại tiết là gì?
Để phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết, cùng tìm hiểu về tuyến ngoại tiết. Tuyến ngoại tiết là các tuyến có chức năng dẫn xuất và tiết ra sản phẩm lên bề mặt biểu mô. Hoạt động này thực hiện thông qua những ống dẫn. Các tuyến ngoại tiết thường gặp bao gồm tuyến nước bọt, tuyến lông mi, mồ hôi, tuyến nước mắt, tuyến vú, tuyến bã nhờn và chất nhầy.
Các loại tuyến ngoại tiết
– Dựa trên cách bài tiết, tuyến ngoại tiết được chia ra làm 3 nhóm chính:
+ Các tuyến toàn hủy (Holocrine gland): Chất tiết là những cấu trúc của tế bào chế tiết. Ví dụ như là tuyến bã;
+ Các tuyến bán hủy (Apocrine gland): Chất tiết là thành phần bào tương, thuộc nhân tế bào chế tiết (tức là nhân tế bào chế tiết không có chứa trong chất tiết);
+ Các tuyến toàn vẹn (Merocrine gland): Hạt tiết xuất khỏi tế bào chế tiết & tế bào chế tiết vẫn còn nguyên vẹn. Ví dụ như là tuyến tụy.
– Dựa trên những sản phẩm do tuyến ngoại tiết tiết ra, có 3 nhóm chính như sau:
+ Tuyến tiết nhày: Đặc tính của chất tiết là nhớt và giàu carbohydrate;
+ Tuyến tiết dịch: Chất tiết là dung dịch giống như nước và giàu protein.
+ Tuyến tiết bã nhờn, còn gọi là tuyến tiết dầu: Chất tiết có đặc tính là chứa nhiều lipid.
Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Giống nhau
- Cơ chế của 2 loại tuyến này là đều sản sinh ra các chất tiết;
- Các sản phẩm chất tiết đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình tham gia vào những hoạt động sinh lý của cơ thể: Chuyển hóa vật chất & năng lượng, trao đổi chất,…
Khác nhau
- Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến những cơ quan xác định hoặc được đưa ra ngoài. Ví dụ như: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt…
- Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết (hoocmon), tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu và đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp…
Lưu ý: Tuyến tụy là tuyến pha, vì tuyến này vừa đóng vai trò là tuyến ngoại tiết cũng vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết.
- Tuyến tụy là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non.
- Tuyến tụy là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tụy còn có những tế bào. (α tiết ra hoocmon glucagon và tế bào β tiết ra hoocmon insulin) có chức năng điều hòa lượng đường ở trong máu.
Hy vọng với nội dung bài viết Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu bạn đang có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với Phòng khám đa khoa Lê Lợi qua fanpage để được hỗ trợ nhanh chóng.