Để làm giảm cơn đau bụng kinh vào những ngày nguyệt san, chị em phụ nữ có thể áp dụng nhiều cách giảm đau khác nhau như: Massage bụng, chườm bụng, uống trà gừng,… Tuy nhiên một vài mẹo nhỏ mà ít chị em biết đến là thay đổi tư thế khi nằm có tác dụng làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các Tư thế nằm giảm đau bụng kinh dành cho chị em chớ bỏ qua, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Các cấp độ đau bụng kinh
Trước khi giải đáp các tư thế nằm giảm đau bụng kinh thì cần nắm rõ một số thông tin về tình trạng này. Đau bụng kinh khi tới chu kỳ kinh nguyệt là do tử cung co thắt để đẩy nội mạc tử cung không được thụ tinh ra bên ngoài cơ thể, qua đường âm đạo và có kèm theo máu. Tùy theo cơ địa của từng người mà mức độ đau bụng và tần suất các cơn đau sẽ khác nhau.
Đau bụng được chia làm 3 cấp độ, cụ thể như:
- Mức độ nhẹ: Đau âm ỉ bụng dưới trong thời gian ngắn, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và việc đi lại. Ngoài ra, chị em phụ nữ còn có thể có cảm giác đau nhức lưng nhẹ và bị mệt mỏi do mất máu. Tình trạng đau bụng kinh không thường xuyên, có tháng đau có tháng không.
- Mức độ trung bình: Xuất hiện cơn đau nhiều vào 3 ngày đầu của chu kỳ hành kinh và sau đó giảm dần. Các cơn đau sẽ tập trung ở vùng chậu, đôi khi quặn thắt bụng, có thể lan rộng đến đùi và lưng.
- Mức độ nặng: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất, có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý phụ khoa gây như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,… Cơn đau dữ dội và kéo dài liên tục, thậm chí phải dùng thuốc giảm đau để giảm nhẹ cơn đau.
Các tư thế nằm giảm đau bụng kinh dành cho chị em
Khi đến “ngày đèn đỏ” chị em nên nằm nghỉ ngơi nhiều để dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu biết chị em lựa chọn tư thế nằm khoa học và phù hợp sẽ giúp giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả và nhanh chóng, cụ thể như:
Tư thế nằm nghiêng co người
Đây là tư thế nằm giúp giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả nhất được chuyên gia công nhận. Khi chị em nằm nghiêng và co cong người, phần cơ bụng và vùng chậu sẽ được thả lỏng thư giãn. Lúc này cơn đau bụng kinh sẽ giảm thiểu rõ rệt và giúp giấc ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, tư thế nằm nghiêng, co người và hai chân ép sát vào nhau sẽ giúp kinh nguyệt ít bị tràn ra ngoài.
Cách thực hiện: Nằm nghiêng một bên, chị em nên nghiêng sang phải để tránh bị ép tim và co hai đầu gối lại. Tay trên vắt lên hông, bàn tay ôm lấy bụng. Để tránh bị mỏi lưng hoặc đau hông, chị em nên ôm thêm gối để vừa làm giảm cảm giác đau mỏi vừa giữ ấm phần bụng.
Tư thế nằm ngửa & kê thêm gối dưới chân
Khi nằm ngửa thì phần hông, lưng sẽ đặt sát xuống giường, cơ bụng và phần xương chậu sẽ được thả lỏng theo hướng thẳng. Cả cơ thể lúc này sẽ thả lỏng, mang đến cảm giác dễ chịu và cơn đau bụng kinh cũng được xoa dịu dần.
Cách thực hiện: Nằm ngửa và lấy gối kê ở vùng cổ. Lấy thêm một gối mềm để kê ngay dưới đầu gối. Đặt thêm chăn mềm hoặc túi chườm nóng lên bụng để giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng.
Tư thế trẻ em
Tư thế nằm này thường xuất hiện ở những bài tập yoga. Đây là tư thế giúp giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả. Do giải phóng áp lực ở lưng dưới, đặc biệt rất hữu ích với cơn đau ở cấp độ vừa và nặng.
Cách thực hiện: Quỳ hai gối trên mặt giường, sau đó từ từ gập người về phía trước cho chạm ngực. Đặt 2 bàn tay úp sấp ở mặt sàn và hướng thẳng về phía trước.
Các tư thế cần tránh khi đến “ngày đèn đỏ”
Lưu ý, không phải bất cứ tư thế nằm nào cũng phù hợp, nhất là khi đến ngày nhạy cảm như “ngày nguyệt san”. Điển hình là tư thế nằm sấp – đây là tư thế khiến cho cơn đau bụng không những không thuyên giảm, mà còn khiến cho chị em cảm thấy không thoải mái.
Khi nằm úp sấp thì phần bụng sẽ bị chèn ép và gây áp lực lên tử cung. Lúc này các cơn co thắt tại tử cung bị hạn chế nên khiến cho máu kinh không được xuất hết ra bên ngoài. Điều này khiến cho cơn đau bụng kinh không thuyên giảm, mà còn gia tăng. Bên cạnh đó, nếu chị em có thói quen nằm sấp trong thời gian dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là cột sống và hệ tim mạch.
Một số lưu ý để ngủ ngon vào “ngày đèn đỏ”
Ngoài lựa chọn tư thế nằm giảm đau bụng kinh, chị em có thể kết hợp một số mẹo nhỏ sau đây để giúp ngủ ngon hơn khi kỳ kinh nguyệt đến:
- Sử dụng đồ ngủ rộng rãi thoáng mát, đồ lót có khả năng thấm hút tốt mồ hôi.
- Thỉnh thoảng thay đổi tư thế nằm để tránh tình trạng bị mỏi cơ, chuột rút.
- Tắm và ngâm mình trong nước ấm để giúp thư giãn và giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên chị em không nên ngâm nước quá lâu, sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ đúng cách. Nên thay băng vệ sinh liên tục 4 tiếng/lần để tránh phát sinh tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
- Ngủ đúng giờ và không thức khuya vào những ngày hành kinh.
- Không mang vác vật nặng, vận động mạnh vào “ngày đèn đỏ”.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B, sắt, kẽm và những loại thực phẩm bổ máu để tránh bị mất máu vào các ngày hành kinh. Tránh sử dụng những loại thực phẩm cay nóng và chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,…
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn; tránh áp lực, stress quá mức.
Bài viết trên đây của Phòng khám Đa khoa Lê Lợi đã cung cấp thông tin về các Tư thế nằm giảm đau bụng kinh dành cho chị em. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc liên quan cần giải đáp hoặc cần được tư vấn sức khỏe, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage để được hỗ trợ chi tiết nhất.