Niêm mạc tử cung dày có nên nạo không? Có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sự phát triển của thai nhi hay không. Đây còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở phụ nữ tiền mãn kinh. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết của chúng tôi.
Mục lục
Tìm hiểu về: Niêm mạc tử cung
Nội mạc tử cung còn được gọi là niêm mạc tử cung – đây là khái niệm để chỉ lớp mỏng bao bọc toàn bộ bề mặt phía bên trong tử cung. Lớp nội mạc tử cung có vai trò quan trọng khi cung cấp chất dinh dưỡng, thụ thai và bảo vệ quá trình thụ thai ở nữ giới diễn ra một cách thuận lợi. Ở từng thời điểm trong tháng, lớp nội mạc tử cung này sẽ dày lên nhờ sự tác động của hormone estrogen.
Nội mạc tử cung dày là tình trạng gia tăng niêm mạc ở tử cung. Được chẩn đoán ở ngày đầu của chu kỳ niêm mạc dày hơn 9mm hoặc niêm mạc dày hơn 4mm ở nữ giới mãn kinh.
Nguyên nhân niêm mạc tử cung dày lên
Có nhiều nguyên nhân làm cho nội mạc tử cung dày lên. Trong đó phần lớn là do lượng estrogen được sản xuất ra quá nhiều, nhưng lại bị thiếu hụt progesterone. Nên từ đó dẫn đến sự phát triển nhanh và quá mức của lớp niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc này không bong ra và tiếp tục phát triển dưới sự tác động estrogen. Nên làm tăng nội mạc và làm lớp nội mạc tử cung dày lên.
Khi lượng estrogen tăng cao sẽ khiến cho nữ giới đối mặt với những hiện tượng như vô kinh thứ phát, rong kinh,… những hiện tượng này gây khó khăn trong quá trình mang thai của nữ giới.
Ngoài tác nhân là do hormone thì nội mạc tử cung dày lên có thể là do một trong các yếu tố sau đây:
- Người bị tình trạng béo phì
- Người hút thuốc (chủ động và bị động)
- Người chữa trị với thuốc Tamoxifen
- Người dậy thì sớm, mãn kinh trễ hơn mức bình thường
- Người bị bệnh lý như: polyp buồng tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, quá sản niêm mạc tử cung,…
- Các bệnh khác như tuyến tụy, túi mật,…
Dấu hiệu tình trạng niêm mạc tử cung dày
Thường sẽ không có dấu hiệu đặc trưng cho biết bạn có bị niêm mạc dày hay không. Cách để đánh giá độ dày của niêm mạc tử cung thường là thông qua một số phương pháp chẩn đoán như siêu âm hoặc chụp MRI. Tuy nhiên nếu bạn có những dấu hiệu bất thường như dưới đây. Thì nên đi gặp bác sĩ chuyên Phụ khoa để được thăm khám và đánh giá về tình trạng của mình:
- Chảy máu ở kỳ kinh nguyệt nhiều hơn hoặc kỳ kinh kéo dài hơn bình thường
- Chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo.
- Chảy máu sau mãn kinh bất thường.
Niêm mạc tử cung dày có nên nạo không?
Các chuyên gia khuyến cáo khi bạn gặp tình trạng nội mạc tử cung dày. Thì bạn nên thực hiện nạo/làm sinh thiết nội mạc tử cung để chẩn đoán những vấn đề sau:
- Nếu phát hiện tế bào ung thư tử cung.
- Nguyên nhân gây tình trạng chảy máu âm đạo bất thường.
- Chẩn đoán lớp nội mạc tử cung phù hợp để mang thai hay không.
- Phát hiện sự gia tăng niêm mạc tử cung quá mức.
Quá trình nạo sinh thiết nội mạc tử cung khá đơn giản. Phương pháp này thường kéo dài chỉ từ 5 đến 15 phút với quy trình cụ thể như sau:
- Cởi bỏ đồ ở dưới thắt lưng và quấn một lớp vải quanh eo.
- Nằm lên bàn khám, nâng chân lên và đặt chân lên bàn đạp để giữ chân lại.
- Thực hiện gây ở tê tử cung cục bộ bằng thuốc tiêm hoặc thuốc xịt.
- Dùng dụng cụ sinh thiết là ống mảnh, mềm đưa xuyên cổ tử cung vào buồng tử cung để hút lấy mẫu môn niêm mạc tử cung ra bên ngoài.
- Sau khi hoàn tất các thủ thuật thì bác sĩ sẽ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ cho người bệnh.
Qua nội dung bài viết Niêm mạc tử cung dày có nên nạo không? Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn có vấn đề cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Phòng khám đa khoa Lê Lợi qua fanpage để được hỗ trợ nhanh chóng.