Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Là câu hỏi khiến nhiều chị em thắc mắc khi gặp phải trường hợp này. Hãy theo dõi bài viết sau để có được những thông tin cần thiết về thai ngoài tử cung, giúp chị em có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Mục lục
Giải đáp: Thai ngoài tử cung là gì?
Trước khi chuyên gia giải đáp thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin về thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh làm tổ và phát triển bên ngoài khoang tử cung thay vì trong tử cung. Tình trạng này có thể gây chảy máu nhiều trong khoang bụng và thậm chí đe dọa tính mạng của thai phụ nếu không được điều trị nhanh chóng.
Thai kỳ bình thường, quá trình thụ tinh sẽ xảy ra trong ống dẫn trứng. Trứng được thụ tinh sau đó di chuyển đến tử cung và cấy vào nội mạc tử cung. Phôi thai phát triển thành bào thai và nằm trong tử cung cho đến khi sinh.
Trong trường hợp phụ nữ mang thai ngoài tử cung, phôi thai không thể tồn tại và phát triển bình thường, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thống kê CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ) cho thấy trường hợp mang thai ngoài tử cung chiếm 3-4% số ca tử vong liên quan đến thai kỳ.
***Xem: Thai chưa vào tử cung có phá được không?
Giải đáp: Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung là gì?
Thông thường, thai ngoài tử cung được phát hiện sau khoảng 5-6 tuần và các triệu chứng khá giống với thai kỳ bình thường. Tuy nhiên có một số dấu hiệu bạn nên hết sức lưu ý, chẳng hạn như:
Xuất huyết âm đạo bất thường
Một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất và cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của thai ngoài tử cung đó là chảy máu âm đạo bất thường. Chị em thường hiểu lầm hiện tượng nguy hiểm này là chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên không để ý nhiều.
Nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận thấy máu thai ngoài tử cung có màu đậm hơn, thường có màu nâu đỏ và lượng máu cũng ít hơn rất nhiều so với máu kinh nguyệt. Nếu máu chảy ra từ vòi trứng, chị em có thể bị đau vai hoặc cảm giác muốn đi đại tiện. Tuy nhiên, các triệu chứng chính xác còn phụ thuộc vào vị trí của khối máu tụ và dây thần kinh nào bị kích thích.
Đau vùng chậu
Theo nhiều nghiên cứu và ý kiến chuyên gia, phần lớn dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là đau vùng chậu. Tùy theo vị trí của thai mà có người đau bụng dưới dữ dội, có người chỉ đau nhẹ, âm ỉ nên nhận ra muộn vì cho rằng đó là cơn đau bụng bình thường.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chị em có cảm giác hơi đau vùng bụng dưới nhưng càng để lâu, sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Theo thời gian, chị em sẽ cảm thấy cơn đau càng dữ dội hơn. Bên cạnh đó, thai phụ có thể xảy ra triệu chứng như táo bón.
Chuyên gia giải đáp: Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?
Trả lời cho câu hỏi thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Chuyên gia cho biết, thai ngoài tử cung có thể được phát hiện sớm vào tuần thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Hầu hết các triệu chứng đau bụng xuất hiện ngay khi thai nhi còn trong ống dẫn trứng (khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ).
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng khi mang thai ngoài tử cung là do ống dẫn trứng bị giãn. Lúc đầu, cơn đau âm ỉ chỉ ở một bên bụng phía dưới rốn. Khi dùng thuốc giảm đau, cơn đau tạm thời thuyên giảm nhưng khi hết thuốc, cơn đau lại quay trở lại.
Cơn đau vùng bụng dưới kéo dài nhiều ngày và tăng dần khi thai nhi lớn lên. Nếu ống dẫn trứng bị căng và vỡ ở vị trí thai nhi làm tổ, thai phụ sẽ đau bụng dữ dội, da xanh xao, huyết áp thấp do xuất huyết máu ồ ạt trong ổ bụng và không thể cầm lại được.
Vì vậy, nếu nhận thấy mình bị chậm kinh kèm theo đau bụng âm ỉ nhiều ngày cùng với những triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo liên tục trong nhiều ngày. Chị em hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai sản sau này.
Giải đáp: Điều trị mang thai ngoài tử cung như thế nào?
Thai ngoài tử cung không thể phát triển bình thường, không thể sinh ra hoặc đưa thai nhi về tử cung nên phải loại bỏ để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.
Tùy theo triệu chứng của sản phụ, kích thước thai nhi và tình trạng hiện tại, bác sĩ tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp như:
Dùng thuốc
Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, có kích thước nhỏ và thai chưa bị vỡ thì thường được điều trị bằng thuốc.
Thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong trường hợp mang thai ngoài tử cung là methotrexate, có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào và giúp thai nhi tự tiêu biến sau 4 – 6 tuần điều trị.
Sau khi tiêm Methotrexate, sản phụ phải được theo dõi và phân tích HCG để xác định hiệu quả điều trị. Nếu chỉ số xét nghiệm HCG không đạt như mong đợi, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật tùy theo từng trường hợp.
Trong quá trình điều trị, sản phụ có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, mệt mỏi, trầm cảm, loét miệng, rụng tóc, tiêu chảy, vấn đề về thị lực,… Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm suy tụy, suy thận, suy gan,…
Lưu ý: Sau khi điều trị, chị em nên tránh mang thai lần nữa ít nhất 3 tháng hoặc lâu hơn theo chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật
Trường hợp thai nhi quá lớn và dùng thuốc không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật (phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở bụng).
Phẫu thuật nội soi dành cho những trường hợp túi thai chưa vỡ nhưng nếu túi thai đã vỡ và nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ thì cần phải phẫu thuật mở bụng để điều trị toàn diện hơn.
Trường hợp thai bị vỡ, ống dẫn trứng thường cũng bị ảnh hưởng nặng (thường cũng bị vỡ). Trường hợp này bác sĩ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ống dẫn trứng để đảm bảo tính mạng của người mẹ.
Bài viết trên giải đáp: Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Hy vọng chị em nắm được những thông tin hữu ích để trang bị cho mình một thai kỳ an toàn. Nếu cần cung cấp thêm thông tin xin vui lòng liên hệ cho Phòng khám Đa khoa Lê Lợi qua Fanpage, theo số Hotline: 039 863 8725 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ.