Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Do tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng tăng và bệnh tương đối nhạy cảm nên việc khám bệnh thường bị hạn chế. Vì vậy, hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp bệnh trĩ có tự khỏi không nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp: Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?

Trước khi giải đáp bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? Chúng ta cần nắm rõ một số thông tin về căn bệnh này. Bệnh trĩ không chỉ là bệnh về tĩnh mạch. Đây là bệnh về mạch máu gồm hệ thống động mạch, tĩnh mạch, chỗ nối động tĩnh mạch có cơ trơn và mô liên kết được bao phủ bởi biểu mô bình thường của hậu môn. 

Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc và được hỗ trợ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Áp lực tăng lên lặp đi lặp lại, chẳng hạn như rặn khi đi đại tiện, kèm theo ứ máu dai dẳng, gây sưng tấy ở ống hậu môn và hình thành bệnh trĩ. 

Bên cạnh đó, theo thời gian khi chúng ta già đi, cấu trúc nâng đỡ của mô liên kết yếu đi và búi trĩ dần rơi ra khỏi hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?

Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ nội

Trĩ nội là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch phát triển bên trong hậu môn. Tùy theo tình trạng bệnh, bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ để đánh giá mức độ nặng nhẹ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Ở giai đoạn đầu, bệnh ít gây đau đớn và búi trĩ còn nhỏ nên khi mắc phải rất khó phát hiện. Mức độ càng cao, triệu chứng của bệnh càng rõ rệt, búi trĩ ngày càng phát triển, ma sát nhiều gây đau đớn, khó chịu.

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là bệnh trĩ được hình thành bởi các tĩnh mạch bên ngoài hậu môn trông giống như một khối thịt nhô ra. Bệnh trĩ ngoại gây ra nhiều đau đớn, rất khó chịu và làm phiền bạn mỗi khi đi vệ sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ nhiễm trùng cao, dẫn đến biến chứng bệnh nặng hơn.

Trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh nhân mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc. Lúc này, vùng hậu môn liên tục bị kích ứng và tiết ra nhiều dịch, tạo điều kiện cho các mầm bệnh gây hại xâm nhập vào cơ thể. Do bị viêm nhiễm nên người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, đau nhức, búi trĩ ngày càng sưng tấy.

Giải đáp: Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ là bệnh tái phát nên bạn cần có phương pháp điều trị đầy đủ và hiệu quả nhất. Đồng thời, người bệnh cần được tư vấn kỹ càng về cách điều trị cũng như lối sống để hạn chế bệnh trĩ phát triển. 

Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Để trả lời cho câu hỏi bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? Chuyên gia cho biết, bệnh có tự khỏi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, khả năng điều trị và cải thiện lối sống, chế độ ăn uống. 

Hầu hết những người mắc bệnh trĩ không tự khỏi và cần được điều trị thích hợp. Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu sử dụng sai phương pháp điều trị. 

Như đã nói ở trên, bệnh trĩ có 4 cấp độ, trĩ nhẹ thường ở cấp độ 1, 2, trĩ nặng là trĩ độ 3, trĩ độ 4. Bệnh trĩ cấp độ 1 có thể tự biến mất khi điều trị và cải thiện lối sống lành mạnh. 

Tuy nhiên, từ cấp độ 2 trở lên bạn không thể tự điều trị mà phải đến bác sĩ để khám và điều trị. Nếu không được điều trị nhanh chóng và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng khó lường và nguy hiểm. Nếu người bệnh tiếp tục những thói quen xấu như đại tiện quá lâu, ngồi trong toilet lâu, tiêu chảy, táo bón, nghiện ma túy và ăn uống không khoa học thì bệnh có thể nặng hơn.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khi nào người bệnh cần điều trị bệnh trĩ

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? người bệnh cần chú ý hơn đến vấn đề sức khỏe của mình. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc tìm đến các địa chỉ chữa bệnh trĩ càng sớm càng tốt. 

  • Đau rát mỗi khi đi đại tiện, có máu trong phân.  
  • Trĩ nhô ra ngoài gây ngứa, khó chịu và dính.  
  • Người bệnh cảm thấy khó khăn, đau nhức mỗi khi ngồi do hình thành cục máu đông. 
  • Vùng hậu môn liên tục tiết ra chất lỏng dẫn đến ẩm ướt, đôi khi còn có cả phân. Trong một số trường hợp, cơn đau ở vùng hậu môn xảy ra đột ngột và dữ dội.

Một số lưu ý khi bị trĩ cấp độ nhẹ

Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ nên bác sĩ thường kê đơn thuốc và thay đổi lối sống. Dù là trĩ nội độ 1 hay trĩ ngoại độ 1 thì việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò rất quan trọng để cải thiện các bệnh lý hậu môn trực tràng.

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày

Người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:  

  • Uống đủ nước mỗi ngày để quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và chuyển hóa chất xơ diễn ra suôn sẻ.  
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và một số thực phẩm tốt cho tiêu hóa. 
  • Hạn chế ăn cay, béo, đồ ăn giàu protein, đồ ăn nhanh vì dễ gây táo bón.
  • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
  • Tránh ngồi lâu một chỗ, luôn di chuyển thường xuyên, đặc biệt là dân văn phòng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội khoảng 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày.
  • Làm sạch vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng và sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu bằng giấy vệ sinh ẩm, mềm, không mùi và không gây kích ứng.  
  • Nếu có cảm giác nóng rát, bạn có thể ngâm mông vào nước ấm.
  • Nếu vùng hậu môn bị sưng tấy, bạn có thể chườm ấm hoặc chườm đá.
  • Hãy làm quen với việc đi vệ sinh vào những thời điểm nhất định trong ngày để đường tiêu hóa làm quen và hoạt động tốt hơn.

Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ không cần phẫu thuật nên người bệnh cần chú ý theo dõi điều trị, áp dụng liên tục các phương pháp này trong thời gian dài, tránh để bệnh nặng hơn dẫn đến phải phẫu thuật tốn kém và đau đớn.Bài viết trên chuyên gia Phòng khám Đa khoa Lê Lợi giải đáp bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không? Nếu bạn đọc cần cung cấp thêm thông tin về bệnh trĩ hoặc các bệnh lý khác. Xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua fanpage, theo Hotline: 039 863 8725 hoặc nhấp vào bảng chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ.