Nhiều cặp vợ chồng chờ đợi dấu hiệu mang thai, trong đó máu báo thai là một trong những dấu hiệu đầu tiên. Vậy ra máu báo thai bao lâu thì thử que được? Hãy cùng chuyên gia của Phòng khám Đa khoa Lê Lợi giải đáp ngay sau đây nhé!
Mục lục
Giải đáp: Máu báo thai là gì?
Trước khi giải đáp ra máu báo thai bao lâu thì thử que được? Chị em cần nắm rõ máu báo thai là gì? Máu báo thai là dấu hiệu trứng đã được thụ tinh và làm tổ thành công. Trứng đã thụ tinh sẽ phát triển thành phôi, di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung và bám vào nội mạc tử cung (cấy ghép). Lúc này, phôi làm tổ khiến lớp niêm mạc bị bong ra, gây chảy máu nhẹ, được gọi là máu báo thai.
Trên thực tế, không phải sản phụ nào cũng xuất hiện máu báo thai. Nếu chị em bị ra máu báo thai khi phôi thai làm tổ trong tử cung, hiện tượng này thường xảy ra khi chị em sắp đến kỳ kinh. Vào khoảng 10-14 ngày sau khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung.
Máu báo thai là hiện tượng hoàn toàn bình thường, và tự hết trong khoảng 2 ngày nên chị em không cần phải lo lắng. Để nhanh chóng chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, điều quan trọng là phải phân biệt rõ ràng hiện tượng chảy máu thai kỳ và chảy máu kinh nguyệt.
Giải đáp: Đặc điểm nhận biết máu báo thai là gì?
Máu báo thai là dấu hiệu phụ nữ đang mang thai nhưng lượng máu báo thai thường rất ít nên khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với máu kinh. Ngoài việc kiểm tra chu kỳ kinh nguyệt và tính toán thời điểm quan hệ, việc phân biệt giữa máu kinh và máu báo thai rất quan trọng:
Máu báo thai
Máu có màu hồng nhạt dưới dạng các đốm nhỏ.
Lượng máu ra tương đối ít, chỉ có từ vài giờ đến khoảng 2 ngày.
Máu không có dịch nhầy hay máu đông.
Máu báo thai còn kèm theo một số hiện tượng khác như chậm kinh, chán ăn, buồn nôn, buồn ngủ, đau bụng nhẹ.
Máu kinh nguyệt
Máu đỏ sẫm kèm theo các cục máu đông và dịch nhầy.
Ra máu từ 3-7 ngày tùy theo cơ địa của mỗi người.
Máu kinh nguyệt thường kèm theo đau bụng dữ dội, đau lưng và căng ngực.
Máu kinh nguyệt có mùi tanh đặc trưng.
Giải đáp: Ra máu báo thai bao lâu thì thử que được?
Trả lời cho câu hỏi ra máu báo thai bao lâu thì thử que được? Chuyên gia cho biết, trong trường hợp ra máu báo thai, chị em có thể thử que ngay để biết mình có thai hay không. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp que thử thai chỉ hiện một vạch khiến chị em buồn bã hoặc lo lắng.
Theo các bác sĩ, khi ra máu báo thai, tuổi thai có thể chỉ khoảng 4-5 tuần. Khi đó, lượng hormone hCG trong nước tiểu có thể thấp nên que thử không lên hai vạch. Vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng ra máu báo thai, nếu dùng que thử chỉ có một vạch mà kinh nguyệt vẫn chưa trễ thì bạn nên bình tĩnh và vài ngày nữa hãy thử que lại.
Để có kết quả chính xác nhất, phụ nữ nên thử que bằng nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng. Nếu sau khi kiểm tra lại que thử mà chỉ còn lại một vạch và không có hiện tượng bất thường như chảy máu hay đau bụng thì rất có thể chị em chỉ bị rối loạn kinh nguyệt bình thường.
Nếu muốn biết chắc chắn mình có thai hay không, bạn có thể đến trực tiếp bệnh viện để xét nghiệm máu, ngoài các triệu chứng ra máu báo thai, buồn nôn, chậm kinh, que thử thai 2 vạch, chị em còn có thể đến các cơ sở y tế uy tín làm xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.
Chị em nên làm gì khi biết mình đã mang thai?
Nếu xét đến thời điểm ra máu báo thai, chậm kinh cũng như một số dấu hiệu như chóng mặt, thèm ăn, que thử thai 2 vạch… thì khả năng cao là bạn đã mang thai.
Để bắt đầu chăm sóc sức khỏe thai sản, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra những bất thường khi mang thai. Ngoài ra, hãy áp dụng các biện pháp sau để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn:
Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học và đủ dinh dưỡng là điều cần chú ý khi mang thai, điều này có lợi cho cả mẹ và bé.
Phụ nữ nên có chế độ ăn uống đa dạng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, sạch và thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein, canxi…
Thai phụ có thể chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ để bổ sung đủ chất dinh dưỡng, vì thai nhi chủ yếu hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ để phát triển toàn diện về trí tuệ, tinh thần và thể chất.
Chị em nên hạn chế ăn quá nhiều gây táo bón, chướng bụng, khó thở…
Sản phụ có thể nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về dinh dưỡng, khẩu phần ăn để bổ sung những thực phẩm có lợi cho thai nhi và mẹ.
Chế độ vận động hợp lý
Chị em mới mang thai cần tránh hoạt động gắng sức, không nên di chuyển, làm việc nặng nhọc… việc này không chỉ khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Mẹ bầu có thể vận động với những bài tập nhẹ nhàng lành mạnh như yoga, đi bộ, thiền,… để giúp cơ thể thư giãn và sảng khoái tinh thần khi mang thai.
Vận động vừa phải, hợp lý còn làm tăng tuần hoàn máu, ăn ngon, ngủ ngon và sinh nở dễ dàng hơn.
Chị em nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, kết hợp với nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, hạn chế thức giấc, suy nghĩ, căng thẳng, để giúp thai kỳ diễn ra suôn sẻ, tốt cho mẹ và bé.
Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ là một trong những hoạt động cần thiết trong thai kỳ, để thai phụ có thể chăm sóc sức khỏe cho thai nhi, phát hiện những biểu hiện bất thường của cả mẹ và thai nhi và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Theo hướng dẫn của bác sĩ, phụ nữ không nên bỏ qua việc khám thai ở các tuần tiếp theo của thai kỳ: Thai 8-13 tuần, thai 16-22 tuần, thai 28-32 tuần và thai 36 tuần.
Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và thai nhi phát triển bình thường, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng, tập thể dục phù hợp.
Bài viết trên giải đáp ra máu báo thai bao lâu thì thử que được? Nếu chị em cần đặt lịch khám hay có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp. Xin vui lòng liên hệ Phòng khám Đa khoa Lê Lợi qua Fanpage, theo Hotline: 039 863 8725 hoặc nhấp vào bảng chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ.